THÔNG TIN CHI TIẾT
Vì sao chúng ta dịch sai? - 1

Nhưng như tôi sẽ chỉ ra dưới đây, loại lỗi lầm này về cơ bản có thể loại bỏ dần được trong quá trình hoàn thiện bản dịch. Còn điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ngay cả khi tồn tại một vài Pi sai nghĩa thì cấu trúc tổng thể của

 

Vấn đề dịch thuật mà tôi đặt ra là tại sao chúng ta lại dịch sai? Và phải chăng những sai sót mà chúng ta gặp phải chỉ là tình cờ hay là nó thuộc về một loại sai sót mang tính hệ thống nào đó? Và nếu đó là những sai sót mang tính hệ thống thì loại hệ thống nào sẽ dẫn đến những sai sót mà chúng ta có thể loại bỏ dần được bằng một số biện pháp nào đó và loại hệ thống nào thì chúng ta hầu như không thể loại trừ được trừ phi phải dịch lại từ đầu?

 

Ở một mức độ nào đó trình tự công bố một bản dịch của một tác phẩm học thuật có lẽ cũng cần được thực hiện tương tự như việc công bố một công trình khoa học. Nó cần trải qua các giai đoạn kiểu như “discussion paper” (“bài viết mang tính trao đổi), “working paper” (“bài viết sắp sửa hoàn thành”) và cuối cùng mới là “published paper” (“bài viết chính thức công bố”). Qui trình này giúp cho người dịch đón nhận được những đóng góp từ bằng hữu và những người quan tâm khác. Và quan trọng hơn, nó giúp người dịch có thời gian tĩnh lặng để xem lại công trình của mình với tư cách như là một độc giả.

Loại 1: Dịch sai mệnh đề Pi. Ta có thể phân chia loại này thành hai trường hợp nhỏ. Trường hợp thứ nhất là khi người dịch hiểu sai nghĩa Mi do hiểu sai một hay một số trong các Ai, Bi, Ci cũng như mối quan hệ (abc)i giữa chúng trong hệ ngôn ngữ L1. Điều này dẫn đến anh ta chọn sai tập hợp các từ Xi, Yi, Zi cũng như mối quan hệ (xyz)i giữa chúng trong hệ ngôn ngữ L2. Trường hợp thứ hai là khi người dịch hiểu đúng nghĩa Mi nhưng vì vốn liếng ngôn ngữ L2 không đủ nên anh ta chọn các từ Xi, Yi, Zi cũng như mối quan hệ (xyz)i giữa chúng không chuẩn xác theo tiêu chuẩn hiện tại của đa số người đọc thuộc hệ ngôn ngữ L2. Loại sai sót thứ hai thường chỉ khiến người đọc hiểu nhầm nhưng nếu người đọc cố gắng hiểu thì vẫn có thể tìm thấy nghĩa Mi trong đó. Loại này thường là rất khó cải thiện vì nó phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ của dịch giả. Nó cũng mang tính cá biệt đối với một số mệnh đề của P[.] thay vì là mang tính hệ thống trên toàn bộ các mệnh đề. Vì lẽ này chúng ta quan tâm ở đây chủ yếu tới sai sót trong trường hợp thứ nhất.

Loại 2: Dịch sai mối quan hệ logic Oj giữa các mệnh đề. Loại dịch sai này chủ yếu là do người dịch không phát hiện ra sự tồn tại của mối quan hệ logic đó.

Đối với các bài viết mang tính tường thuật, mối quan hệ logic giữa các mệnh đề thường tương đối đơn giản và đơn tuyến. Vì thế, người dịch thường ít bị mắc lỗi dịch sai mối quan hệ logic và chỉ bị mắc vào lỗi dịch sai ngữ nghĩa mệnh đề. Không nghi ngờ gì, trong trường hợp này, vốn từ của người dịch cũng như sự chịu khó tra cứu từ điển giúp cho người dịch tránh được những sai sót không cần thiết. 


Nhưng đối với bài viết mang tính học thuật cao mối quan hệ logic giữa các mệnh đề lại thường rất phức tạp. Nó không hiển hiện một cách hiển nhiên để cho bất cứ ai cũng có thể nắm bắt ngay được nó. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là vì các từ ngữ để chỉ các logic tử trong ngôn ngữ tự nhiên (natural language) thường ẩn chứa ngay bên trong các mệnh đề thay vì được tách biệt rõ ràng như trong ngôn ngữ chuẩn thức (formal language). Điều này khiến cho người đọc, và tất nhiên là cả dịch giả, đôi khi đọc một tác phẩm, mặc dù hiểu hết nghĩa của từng mệnh đề (chẳng hạn tác phẩm được viết bằng tiếng mẹ đẻ), nhưng lại chẳng hiểu tổng thể nội dung tác phẩm là gì cả. 

Đối với công việc dịch thuật các tác phẩm học thuật, khó khăn về việc phát hiện mối quan hệ logic giữa các mệnh đề trong tác phẩm lại thường bị các dịch giả xem nhẹ. Và chính ở đây chúng ta thấy nảy sinh hai paradigm [2] tư duy dịch thuật và hệ quả là các sai sót dịch thuật có tính hệ thống gắn với chúng. Dịch giả theo paradigm thứ nhất, mà tôi gọi là paradigm bám logic, luôn chú trọng việc tìm các từ ngữ chỉ logic tử mà nối kết các mối quan hệ logic giữa các mệnh đề trước khi bắt tay vào dịch. Và bởi vì họ phải xoay hệ thống cấu trúc logic O[.] ở hệ ngôn ngữ L1 sang một hệ thống tương đương O*[.] ở trong hệ ngôn ngữ L2 nên khi dịch mệnh đề Pi họ cũng bắt buộc phải xoay ở một chừng mực nhất định cấu trúc mối quan hệ (abc)i giữa các từ Ai, Bi, Ci trong hệ ngôn ngữ L1 thành cấu trúc mối quan hệ (xyz)*i giữa các các từ X*i, Y*i, Z*i trong hệ ngôn ngữ L2, mà mới thoạt trông khác hẳn (abc)i và các từ Ai, Bi, Cnếu như anh ta bám chặt vào các từ và cấu trúc ngữ pháp chuẩn tắc trong từ điển L1-L2. (Vì mục đích đối sánh với phần tiếp sau bàn về loại paradigm tư duy dịch thuật khác, tôi dành các ký hiệu Xi, Yi, Zi cũng như cấu trúc câu (xyz)i cho các từ và cấu trúc ngữ pháp tương đối chuẩn tắc trong từ điển. Tất nhiên, người dịch theo paradigm này vẫn thường ưu tiên lựa chọn các từ và cấu trúc ngữ pháp chuẩn tắc đó nhưng họ có phạm vi rộng rãi hơn nhiều. Chính vì lẽ đó, các ký hiệu [.] hay [.*] không hề ảnh hưởng đến lập luận ở đây). Anh ta tiến hành việc này miễn là anh ta đủ tự tin rằng [X*iY*iZ*i] cũng truyền tải được nghĩa Mi như [AiBiCi] trong ngôn ngữ gốc và rằng mệnh đề Pi sau khi được dịch nằm đúng trật tự logic của nó trong O*[.] như anh ta mong muốn. Dịch giả theo paradigm bám logic vì thế sẽ đối xử với tác phẩm dịch như là một công trình học thuật cứ như thể tác giả của các phẩm nguyên gốc trong hệ ngôn ngữ L1 viết lại chính tác phẩm đó trong hệ ngôn ngữ L2 nếu giả dụ như ông ta hiểu biết ngôn ngữ L2 giống như dịch giả. Tất nhiên, các sai lầm xuất phát từ paradigm bám logic có thể sẽ thực sự khủng khiếp nếu như dịch giả chẳng hiểu gì về tác phẩm cả bởi vì khi đó anh ta sẽ dịch sai toàn bộ từ logic cho tới ngữ nghĩa của các mệnh đề. Nhưng đối với một dịch giả có một khả năng tư duy logic nhất định và cố gắng đọc hiểu tổng thể tác phẩm thì sai lầm này hiếm khi xảy ra. Hệ quả là anh ta hầu như tránh được các lỗi liên quan đến mối quan hệ logic, nhưng với cái giá phải trả là anh ta lại hay bị mắc phải các lỗi về ngữ nghĩa của mệnh đề. Chẳng hạn, đối với một lập luận (if A and B, then C) anh ta đáng ra phải dịch là (nếu A và B, thì C) nhưng bởi vì anh ta quan tâm tới mối quan hệ logic tổng thể nên có thể anh ta sẽ bỏ quên một chi tiết nào đó cấu thành nghĩa của B trong quá trình tìm cách đặt B vào đúng vị trí của nó trong hệ thống logic mới chuyển đổi và kết quả anh ta dịch sai thành (nếu A và B’, thì C). Nhưng như tôi sẽ chỉ ra dưới đây, loại lỗi lầm này về cơ bản có thể loại bỏ dần được trong quá trình hoàn thiện bản dịch. Còn điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ngay cả khi tồn tại một vài Pi sai nghĩa thì cấu trúc tổng thể của bài luận như là tập các mệnh đề P[.] thông qua hệ thống mối quan hệ logic O*[.] vẫn đem lại cho độc giả một nghĩa xác định về cơ bản gần như tương đương với nghĩa tổng thể của bài luận ở ngôn ngữ gốc. Tựa như người sao chép tranh, mặc dù bản nhái của anh ta thiếu một số các chi tiết so với bức tranh thật, nhưng người xem vẫn có thể cảm nhận được nội dung cũng như vẻ đẹp của tác phẩm gốc thông qua bản nhái đó.