TIN TỨC - SỰ KIỆN
Kỹ năng tốc ký trong phiên dịch

Nếu như việc rèn luyện kỹ năng nhớ được xem là bước đầu tiên, cơ bản giúp phiên dịch hình thành thói quen nghe đồng thời xử lý thông tin một cách thông minh để có thể truyền tải được thông điệp của diễn giả, việc rèn luyện kỹ năng ghi chép sẽ giúp phiên dịch chuyển tải được đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn nội dung của diễn giả.

 Vậy bản chất của công việc ghi dịch là gì? Đó không phải là việc chép lại nguyên văn mọi câu từ diễn giả nói ra. Đó cũng không giống như việc các sinh viên ghi lại bài giảng trong các giờ dạy lý thuyết tại trường đại học với mục đích sau đó khi có thời gian, họ có thể nghiên cứu lại bài giảng trên lớp. Đó càng không phải là việc ghi chép biên bản để viết báo cáo sau cuộc họp. 

 

 Kỹ năng ghi chép

 

Nếu như việc rèn luyện kỹ năng nhớ được xem là bước đầu tiên, cơ bản giúp phiên dịch hình thành thói quen nghe đồng thời xử lý thông tin một cách thông minh để có thể truyền tải được thông điệp của diễn giả, việc rèn luyện kỹ năng ghi chép sẽ giúp phiên dịch chuyển tải được đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn nội dung của diễn giả.

 

Kỹ năng ghi chép của phiên dịch sẽ phát huy được tối đa tác dụng trong các cuộc họp làm việc có tính chất kỹ thuật, nhiều thông tin chuyên môn, nhiều số liệu đòi hỏi phiên dịch phải truyền tải được đầy đủ và chính xác nội dung trao đổi.

Vậy bản chất của công việc ghi dịch là gì? Đó không phải là việc chép lại nguyên văn mọi câu từ diễn giả nói ra. Đó cũng không giống như việc các sinh viên ghi lại bài giảng trong các giờ dạy lý thuyết tại trường đại học với mục đích sau đó khi có thời gian, họ có thể nghiên cứu lại bài giảng trên lớp. Đó càng không phải là việc ghi chép biên bản để viết báo cáo sau cuộc họp. 
Ghi dịch chỉ có chức năng hỗ trợ, giúp phiên dịch nhớ và tái hiện lại ngay tại chỗ những nội dung mà phiên dịch đã nghe được, nắm được. Vậy phiên dịch cần ghi những gì?

  • Ý: Ý là nội dung cốt lõi của bài nói. Do vậy, ghi chép của phiên dịch cần giúp lưu giữ và thể hiện được nội dung cốt lõi bài nói của diễn giả thông qua một loạt các ký hiệu, biểu tượng, từ khóa, hình vẽ.... Những ký hiệu này sẽ giúp phiên dịch nhớ được ý tác giả muốn truyền tải và diễn đạt lại theo cách của mình.Để đảm bảo sự thống nhất và lô-gic của các ý, phiên dịch cần phải ghi được các từ bản lề (liên từ chỉ quan hệ nhân quả, đối lập, song song, thời gian...).
  • Số liệu: Số liệu cần chính xác tuyệt đối vì trong đa phần trường hợp, đó là những con số biết nói giúp củng cố, chứng minh lập luận hay quan điểm của diễn giả.
  • Các thuật ngữ: nếu như đối với các ý, phiên dịch có thể dùng muôn vàn cách để diễn đạt mà vẫn truyền tải được nội dung cốt lõi, với các thuật ngữ, từ tương ứng chỉ có một. Do đó, phiên dịch cần ghi lại các từ kỹ thuật để tìm từ tương ứng trong ngôn ngữ đích.
  • Từ được diễn giả nhắc lại nhiều lần hoặc nhấn mạnh trong bài nói: vì những từ như vậy thường thể hiện một chủ đề xuyên suốt mà diễn giả muốn thu hút sự chú ý của người nghe.

Dung lượng ghi như thế nào là phù hợp và hiệu quả? Xuất phát từ mục đích của việc ghi dịch là giúp phiên dịch tái hiện trí nhớ và truyển tải tại chỗ ý của diễn giả, phiên dịch nên ghi chép thật ngắn gọn, chọn lọc.


Ghi như thế nào? Trước khi thực hành kỹ năng ghi dịch, phiên dịch cần tự xây dựng cho mình hệ thống các chữ viết tắt, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ... của riêng mình. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong ghi dịch:

  • Ghi tắt,
  • Gạch phân tách ý chính, ý phụ,
  • Ghi câu đầu tiên và cuối cùng của 1 ý,
  • Ghi theo cột dọc,
  • Ghi bằng ngôn ngữ đích.
  • Tạo lề trái (left margin)
  •  
  • 1- Kỹ thuật Tốc ký khoa học

    2- Kỹ năng tạo Ký hiệu (symbol)

    3- Cách viết tắt khao học và logic

    4- Hệ thống bảng viết tắt hay gặp trong Phiên dịch

    5- Kỹ thuật tăng trí nhớ ngắn (Short-term Memory)

    6- Thực hành các bài học và hướng dẫn thực tế (05 bài học thực tế)

    7- Hướng dẫn dụng cụ/ sổ sách, bút, dụng cụ... phiên dịch

    8- Cách kết hợp giữa Ghi chép/ tốc ký và Short-term Memory